Hôm nay, thầy Đôn chia sẻ cho bạn đọc về ích lợi tính tò mò trong học tập.
Nếu muốn có kết quả học tập tốt, học sinh sinh viên (viết tắt là HSSV) sẽ cố gắng tập trung, nghiêm túc lắng nghe giảng, chăm chỉ ôn bài, làm bài tập về nhà. Đó chính là phương án được đông đảo HSSV lựa chọn và tin tưởng rằng nó sẽ mang lại hiệu quả tối ưu, giúp mình đạt điểm cao, nắm vững kiến thức chuyên ngành. Vậy có bao giờ bạn nghe tới việc tò mò sẽ giúp học hỏi, tiếp thu kiến thức tốt hơn chưa? Liệu tò mò giúp ích thế nào cho HSSV trong học tập?
Khái niệm về tò mò trong học tập là gì?
Tò mò là một tính cách thông thường mà bất kỳ ai cũng có, chỉ
khác ở chỗ ai ít ai nhiều thôi, và tất nhiên, chuyện tò mò cũng sẽ thể hiện
trên rất nhiều khía cạnh, cả học tập, công việc và cuộc sống. Tò mò trong học tập
là một tín hiệu tích cực, cho thấy học sinh, sinh viên có sự quan tâm tới các
kiến thức được giảng dạy trên trường, cảm thấy hào hứng khi được tiếp thu, trau
dồi các kiến thức mới, hữu ích cho bản thân. Ngoài ra, việc tò mò, tự tìm hiểu
thêm về những vấn đề, khái niệm mà mình chưa rõ, cũng có thể được xem là tò mò
trong học tập, đơn giản là vì điều này sẽ giúp bạn mở mang kiến thức, mở rộng vốn
hiểu biết của bản thân. Tức là chuyện tò mò trong học tập có thể áp dụng với bất
kỳ ai, kể cả những người đã ra trường đi làm, tất nhiên, phổ biến nhất vẫn nằm ở
đối tượng học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Vậy tò mò giúp
ích thế nào cho sinh viên trong học tập?
Tò mò giúp ích thế cho cho học sinh sinh viên trong học tập
Như đã làm rõ
trong phần khái niệm tò mò trong học tập là gì, thì chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra
rằng điều này sẽ giúp mình cảm thấy hào hứng khi tìm hiểu một kiến thức mới,
vui thích khi tiếp thu, trau dồi được thêm nhiều kiến thức hữu ích cho bản
thân, chính điều đó sẽ giúp sinh viên củng cố động lực và quyết tâm trong học tập,
nhất là khi phải liên tục đối mặt với các khái niệm, kiến thức phức tạp từ nhiều
môn học khác nhau. Khi đã có đam mê và cảm hứng học tập, thì sinh viên sẽ
dễ dàng dành trọn thời gian và tâm trí cho việc học, các em sẽ học hành chăm chỉ,
nghiêm túc hơn, chủ động hơn trong chuyện học hành mà không cần ai phải nhắc nhở,
thúc ép. Tất nhiên, điều đó sẽ dẫn tới một kết quả tích cực, đó chính là sinh
viên sẽ học tốt hơn, nắm vững kiến thức và đạt điểm số cao trong các bài kiểm
tra, bài thi cuối kỳ, chỉ đơn giản là vì mình có sự tò mò khi học tập, có hứng
thú trong việc tìm hiểu, tiếp thu những kiến thức mới, nhất là những điều có
liên quan tới chuyên môn, chuyên ngành đang học, những vấn đề mà mình đang quan
tâm.
Làm thế nào để khơi gợi tính tò mò trong học sinh?
Sau khi điểm qua
những lợi ích mà tò mò mang lại cho học sinh sinh viên trong học tập, thì tất
nhiên, các em đang nóng lòng muốn biết rằng làm thế nào để khơi gợi sự tò mò,
giúp mình hào hứng tìm hiểu, tiếp thu các kiến thức mới, và thuận lợi vượt qua
các môn học khó, phức tạp ở trường học? Rất đơn giản, các em chỉ cần luôn trong
trạng thái sẵn sàng tiếp thu, tức là mình đừng quá lo lắng, sợ sệt khi phải đối
diện với các kiến thức chuyên ngành, thay vào đó, hãy nghĩ đơn giản rằng đây
chính là cơ hội để mình được học hỏi, trau dồi kiến thức, mở mang vốn hiểu biết
của bản thân.
Đồng thời, học
sinh sinh viên cũng cần chủ động hơn khi học tập, khi thấy những kiến thức mới,
những khái niệm mà mình còn đang lạ lẫm, thì hãy tò mò xem chúng là gì, tự đọc
lại tài liệu, giáo trình, tự lên mạng tìm hiểu về chúng. Sau một thời
gian nhìn lại, các em sẽ thấy mình đã thay đổi, tích cực hơn, thoải mái hơn
trong việc tiếp thu kiến thức và đã có được sự tò mò nhất định trong học tập.
Khi đã quen với điều ấy, thì các em có thể mở rộng ra nhiều khía cạnh khác nữa.
Tò mò đúng lúc, đúng nơi, tránh biến thành thói nhiều chuyện
Nhiều người cho rằng tò mò là một điều không tốt và hoài
nghi về những lợi ích mà tò mò trong học tập mang lại, thậm chí họ còn thẳng thừng
nói không với chuyện tò mò, không muốn bất kỳ ai nhận xét rằng mình là người tò
mò, dù với ý nghĩa tích cực hay tiêu cực. Tuy nhiên, đó là một quan điểm không
chính xác. Đồng ý rằng nếu tò mò quá mức, biến thành tọc mạch, thành thói nhiều
chuyện, thì tất nhiên là điều không tốt, là thói quen xấu cần bỏ ngay.
Tuy nhiên, nếu
chúng ta biết cách tiết chế, đảm bảo mình tò mò đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ,
thì việc tò mò vẫn mang lại những tác động tích cực. Tiêu biểu như trong chuyện
học tập, những ai có thói quen tò mò, muốn khám phá các kiến thức mới, tiếp thu
thêm những thông tin hữu ích cho bản thân, thì tất nhiên sẽ học hỏi được nhiều
điều hơn, giúp kết quả học tập tốt hơn và nắm vững kiến thức chuyên, từ đó, sẽ
phát triển, nâng cao năng lực bản thân, tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành công,
mang về kết quả làm việc tốt khi ra trường đi làm sau này.
Bài viết này đã giúp các học sinh giải đáp được băn khoăn rằng tò mò giúp ích thế nào cho mình trong học tập, làm sao để khơi gợi tính tò mò trong học tập? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
Nhân đây gửi tới các Qúy Thầy Cô trong trung tâm Gia sư Thủy Nguyên.Com hãy biết khuyến khích, động viện tạo môi trường thúc đẩy tính tò mò kiến thức cho các em học sinh mà mình đang dạy nhé.
Thầy Qúy Đôn
0 comments:
Đăng nhận xét
Tôi biết bạn là người có học thức nên lời nhận xét của bạn:
- Là ý kiến của bạn về bài đăng.
- Nhận xét không tục tĩu.
- Hãy để lại nhận xét để khích lệ tác giả