[Phần 2 CƠ QUAN SINH DỤC TRONG]
Cơ quan sinh dục nữ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tình dục và sinh sản ở nữ giới, thế nhưng có bao nhiêu phần trăm phụ nữ hiểu rõ về hệ thống cơ quan này? Bài viết dưới đây được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKI Mẫu Thị Mai Ngân, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ chia sẻ cụ thể về giải phẫu cấu tạo bộ phận sinh dục nữ giúp chúng ta hiểu rõ nhé:
Hệ thống cơ quan sinh dục nữ bao gồm các cơ quan sinh dụcngoài và cơ quan sinh dục trong.
Bạn đọc thêm bài trước
là cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục bên ngoài. Hôm nay chia sẻ bài viết cấu
tạo và chức năng cơ quan sinh dục bên trong nhé.
Cơ quan sinh dục trong là những bộ phận sinh nữ nằm sâu bên trong nên chúng ta không thể sờ bằng tay hay nhìn được bằng mắt thường.
Các cơ quan sinh dục trong của nữ giới bao gồm có 5 bộ phận:
1. Âm đạo
Cấu tạo của âm đạo gồm phần mô cơ và ống của bộ phận sinh dục nữ, kéo dài từ âm hộ đến tử cung và có thể giãn ra khi quan hệ hoặc sinh nở. Đây chính là nơi tiếp xúc trực tiếp với dương vật (dương vật của nam cho vào sâu trong chỗ này và hai bên giao hưởng) trong mỗikhi giao hợp (quan hệ tình dục) và cũng là đường dẫn đưa máu kinh chảy ra bên ngoài hàng tháng. Chi tiết hơn bạn xem thêm bài này về cấu tạo chức năng âm đạo cụ thể nhé.
Bạn đọc thêm bài cách tìm điểm G và ích lợi điểm G nhé
2. Tử cung
Tử cung còn gọi là dạ con có hình dạng giống như quả lê lộn
ngược nằm ở điểm giao giữa trực tràng và bàng quang. Tùy theo sự phát triển của
cơ thể người phụ nữ, bộ phận này sẽ có sự thay đổi kích thước và hình dạng. Đặc
biệt, khi người phụ nữ mang thai chính là thời điểm tử cung giãn nở nhiều nhất.
Tử cung đảm nhiều nhiều chức năng quan trọng khác nhau như:
lưu thông máu trong kỳ kinh nguyệt, nơi để phôi làm tổ và phát triển, cung cấp
dưỡng chất cho thai nhi…
3. Cổ tử cung
Bộ phận sinh dục nữ này giống như miệng cá, nằm ở vị trí giữa
tử cung và âm đạo. Kích thước cổ tử cung ở mỗi phụ nữ là không giống nhau. Tuy
nhiên, nếu cổ tử cung quá nhỏ thì tinh trùng sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển
vào sâu bên trong để gặp trứng. Điều này dẫn đến trình trạng vô sinh - hiếm muộn
ở nữ giới.
Cổ tử cung đảm nhận nhiệm vụ ngăn chặn các loại vi khuẩn, ký
sinh trùng và nấm xâm nhập vào bên trong tử cung. Bên cạnh đó, khi quan hệ tình
dục thì cổ tử cung sẽ tiết ra chất nhầy để việc quan hệ được diễn ra trơn tru
và giúp tình trùng gặp trứng dễ dàng. Bộ phận này còn giúp dẫn máu kinh đến âm
đạo và tống ra ngoài.
Bạn xem thêm bài viết phân biệt giữa âm hộ và âm đạo chi tiết nhé
4. Buồng trứng
Mỗi người phụ nữ bình thường sẽ có 2 buồng trứng. Buồng trứng
có hình quả hạnh nhân, với kích thước khoảng 4x3x1cm. Ở bé gái, buồng trứng nhẵn
nhụi, màu hồng nhạt. Đến độ tuổi dậy thì, mỗi tháng một trong hai buồng trứng sẽ
giải phóng 1 một quả trứng và để lại các vết sẹo khiến buồng trứng trở nên sần
sùi hơn. Sau độ tuổi mãn kinh, buồng trứng sẽ trở lại nhẵn nhụi.
Tương đương như tinh hoàn ở nam giới, buồng trứng của người
phụ nữ sẽ có chức năng chứa nang noãn và sản xuất ra một số loại hormon như:
estrogen, progesteron…
5. Ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng (còn gọi là vòi trứng) là phần dài chạy dài từ
thân tử cung về phía buồng trứng và ở phía ngoài cùng của nó nằm ở phía trên buồng
trứng, có những tua loa như những ngón tay. Ống dẫn trứng nối liền buồng trứng
với buồng tử cung, khi buồng trứng phóng noãn thì noãn sẽ di chuyển qua ống dẫn
trứng vào buồng tử cung.
Ống dẫn trứng cũng là nơi tinh trùng và trứng gặp nhau, xảy
ra sự thụ tinh. Vì thế, phụ nữ lớn tuổi hoặc chị em đã có đủ số con mong muốn,
không còn nguyện vọng sinh con thường lựa chọn thắt ống dẫn trứng là phương
pháp ngừa thai vĩnh viễn.
<<< Quay về Trang Chủ Giới Tính tại đây
0 comments:
Đăng nhận xét
Tôi biết bạn là người có học thức nên lời nhận xét của bạn:
- Là ý kiến của bạn về bài đăng.
- Nhận xét không tục tĩu.
- Hãy để lại nhận xét để khích lệ tác giả