728x90 AdSpace

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2024

Cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ cụ thể nhất (Phần 1)

[Phần 1 CƠ QUAN SINH DỤC NGOÀI] Cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ cụ thể nhất

Cơ quan sinh dục nữ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tình dục và sinh sản ở nữ giới, thế nhưng có bao nhiêu phần trăm phụ nữ hiểu rõ về hệ thống cơ quan này? Bài viết dưới đây được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKI Mẫu Thị Mai Ngân, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ chia sẻ cụ thể về giải phẫu cấu tạo bộ phận sinh dục nữ giúp chúng ta hiểu rõ nhé:

Cơ quan sinh dục nữ là gì?

Cơ quan sinh dục nữ hay bộ phận sinh dục nữ là hệ thống gồm nhiều cơ quan khác nhau, đảm nhận nhiệm vụ quan trọng trong chức năng sinh lý, đời sống tình dục, thụ thai, nuôi dưỡng thai nhi và sinh nở ở người phụ nữ. Khác với cơ quan sinh dục nam, cơ quan sinh dục nữ ẩn bên trong và được che phủ bởi lông mu. 



Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ

Hệ thống cơ quan sinh dục nữ bao gồm các cơ quan sinh dục ngoài và cơ quan sinh dục trong. Cụ thể như sau:

Cơ quan sinh dục ngoài

Là những cơ quan sinh dục nằm bên ngoài, chị em có thể dễ dàng nhìn thấy và sờ được bằng tay. Những cơ quan sinh dục ngoài này đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan sinh dục trong khỏi những vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng gây hại. 

Ngoài ra, cơ quan sinh dục ngoài giúp tinh trùng dễ dàng xâm nhập vào âm đạo, di chuyển đến gặp trứng và thụ tinh.

Âm hộ còn gọi là cửa mình, là tên gọi chung cho tất cả những cơ quan sinh dục ngoài của nữ giới. Rất nhiều chị em vẫn đang nhầm lẫn giữa âm hộ và âm đạo. Cần biết rằng, lỗ âm đạo chỉ là một cấu trúc nằm bên trong âm hộ.

Các bộ phận sinh dục ngoài ở nữ giới gồm có 6 bộ phận (có 1 bộ phận ít sách, web viết đến):



1. Gò mu

Phần tích tụ mô mỡ dưới da và nằm nhô cao ở trên âm hộ, xung quanh là môi lớn. Khi đến tuổi dậy thì, nữ giới sẽ bắt đầu nhô lên cao và mọclông mu trên bộ phận này. Điều này giúp bảo vệ âm đạo, giảm ma sát trong khi quan hệ tình dục. Xem thêm bài viết sự thật ai biết về lông mu tại đây

2. Môi lớn

Môi lớn là 2 nếp da lớn bao bọc bên ngoài và bảo vệ các cơ quan sinh dục còn lại. Đến tuổi dậy thì, lông mu mọc trên da môi lớn, ở đây cũng chứa các mô mỡ, tuyến mồ hôi. Phía sau hai môi lớn hòa với nhau, cùng với một số cơ quan khác tạo thành sàn của tầng sinh môn kết nối giữa âm đạo và hậu môn. Tuổi dậy thì, lông mu mọc trên da môi lớn, ở đây cũng chứa các tuyến mồ hôi và dầu. Xem chi tiết rõ về cấu tạo môi lớn và chức năng môi lớn tại đây.

3. Môi bé

Môi bé là 2 nếp gấp da mảnh chứa những tổ chức liên kết và nhiều mạch máu nằm bên trong môi lớn, bao quanh lỗ mở của âm đạo và niệu đạo. Nhiệm vụ chính của môi bé là giữ ẩm cho vùng kín, bảo vệ cho âm hộ, niệu đạo. Xem chi tiết rõ về cấu tạo và chức năng môi bé tại đây

Vị trí môi bé nằm ngay bên trong môi lớn, bao quanh lỗ mở của âm đạo (ống nối phần dưới tử cung với bên ngoài cơ thể) và niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể). Da môi bé rất mỏng manh và rất dễ bị kích ứng.

4. Âm vật

Phần nhỏ nhô ra ngoài và là nơi hai môi bé gặp nhau. Âm vật được bao phủ bởi một nếp gấp gọi là bao quy đầu âm vật và rất nhạy cảm, tương tự như dương vật ở nam giới. Xem chi tiết hơn âm vật là gì? Cấu tạo của âm vật.

Bộ phận này có kích khá bé, chỉ dài trung bình 2,5 cm và nằm ở bên dưới của vùng xương mu. Tương tự như dương vật ở nam giới, âm vật là tổ chức cương và to lên khi được kích thích tình dục.

5. Lỗ âm đạo

Âm đạo có hình ống dài nối từ âm hộ vào tử cung bên trong, có khả năng co giãn tốt để hỗ trợ trong quan hệ tình dục và quá trình sinh nở ở người phụ nữ.

Xem thêm bài viết về phân biệt âm hộ và âm đạo chi tiết nhất mà hay bị nhầm

6. Niệu đạo

Lỗ niệu đạo còn gọi là lỗ tiểu, nằm dưới âm vật khoảng 2cm có nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ bàng quang đi ra ngoài cơ thể.

7. Màng trinh

Là một lớp màng mỏng nằm ở cửa âm đạo, được cấu tạo từ một hoặc nhiều lỗ nhỏ giúp máu kinh nguyệt chảy ra ngoài. Màng trinh ở mỗi người không giống nhau, có những trường hợp bé gái sinh ra đã không có lớp màng này. Ngoài ra, vì đặc tính mỏng mang nên màng trinh cũng có thể bị rách khi tham gia các hoạt động thể thao mạnh.

6. Tuyến Bartholin

Bộ phận này ít sách, ít trang web đề cập đến, thậm chí còn không để ý. Tuyến Bartholin là 1 tuyến nhỏ, dạng cầu với đường kính khoảng 1cm, nằm hai bên đường vào âm đạo. Tuyến này bao gồm nhiều tế bào trụ tiết nhầy và có chức năng tiết ra chất nhầy giúp giữ ẩm âm đạo, bôi trơn trong quá trình quan hệ.

 

*Dưới đây là phần tóm tắt SGK sinh học lớp 8, chương XI, bài 61 cơ quan sinh dục nữ 



1. Buồng trứng ;

2. Phễu dẫn trứng ;

3. Ống dẫn trứng;

4. Tử cung

5. Cổ tử cung

6. Âm đạo;

7. Âm vật;

8. Lỗ âm đạo;

9. Bóng đái;

10. Ống dẫn nước tiểu.

 Bạn đọc thêm bài cách tìm điểm G và ích lợi điểm G nhé 

Còn tiếp 

   <<< Quay về Trang Chủ Giới Tính tại đây  


Cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ cụ thể nhất (Phần 1)
  • Từ khoá xem nhiều:
  • Bạn đang xem bài viết: Cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ cụ thể nhất (Phần 1)
  • Đăng bởi:
Bài viết cùng từ khóa có liên quan
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 comments:

Đăng nhận xét

Tôi biết bạn là người có học thức nên lời nhận xét của bạn:
- Là ý kiến của bạn về bài đăng.
- Nhận xét không tục tĩu.
- Hãy để lại nhận xét để khích lệ tác giả

Top