728x90 AdSpace

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2024

Bộ phận sinh dục nam (phần 2): bộ phận sinh dục nam bên trong

Giải phẫu bộ phậnsinh dục nam là một chủ đề hấp dẫn để hiểu về cấu trúc và chức năng của cơ quan quan trọng này. Bằng cách tìm hiểu về giải phẫu này, chúng ta có thể hiểu rõ các cơ quan và chức năng của chúng, giúp nâng cao kiến thức và sức khỏe toàn diện.

Cấu tạo bộ phận sinh dục nam bao gồm cả bộ phận bên ngoài và bên trong. Bài viết trước chúng tôi đã chia sẻ cấu tạo bộ phận sinh dục bênngoài. Trong bài viết này chúng tôi giúp bạn đọc hiểu rõ các cơ quan và chức năng bộ phận bên trong giúp nâng cao kiến thức giới tính và sức khỏe toàn diện nhé.

Cơ quan sinh dục nam bên trong bao gồm túi tinh, tinh hoàn, ống dẫn tinh; tuyến tiền liệt; tuyến niệu đạo và ống phóng tinh.



1. Túi tinh:

1.1 Vị trí

Túi tinh cùng với mào tinh hoàn, tinh hoàn, ống dẫn tinh, tuyến hành niệu đạo và tuyến tiền liệt là những cơ quan sinh dục bên trong của nam giới nằm trong khung chậu. Túi tinh nằm chếch vào phía trong, phía dưới, dọc theo bờ ngoài của ống dẫn tinh, do đó hai túi tinh được giới hạn trong tam giác túi tinh, trong đó có một ống dẫn tinh.



Túi tinh gồm hai mặt:

-         Mặt trước ở gần sát đáy bàng quang và kéo dài từ phần cuối của niệu quản đến phần đáy của tuyến tiền liệt.

-         Mặt sau có liên quan đến trực tràng và được ngăn cách với trực tràng bởi mạch bàng quang – trực tràng.

Chạy dọc theo bờ bên trong của túi tinh sẽ có ống dẫn tinh. Có các tĩnh mạch từ đám rối tĩnh mạch tiền liệt tuyến kéo dài ra phía sau trên bờ ngoài túi tinh và đổ vào tĩnh mạch chậu trong.

1.2 Cấu tạo

Kích thước: Mỗi tuyến tính rộng khoảng 2cm và dài 5 cm. Tuyến tinh là một ống đơn gấp khúc, nhưng có thể dài từ 10 – 15 cm với đường kính 3 – 4 mm khi duỗi thẳng.  Mặt ngoài xù xì, mặt trong có nhiều nếp gấp, khi phẫu tích giải phóng bao túi có thể kéo dài túi gấp đôi vì vậy túi tinh được xem như một ống gấp đôi lại.



Túi tinh gồm 3 lớp:

Lớp ngoài: lớp mô liên kết

Lớp cơ: gồm các thớ vòng ở trong và các thớ dọc ở ngoài.

Lớp niêm mạc: biểu mô niêm mạc có thể tiết ra tinh dịch nhờ các tế bào hình trụ.

>>> Xem thêm bài viết Phân biệt sự khác nhau giữa tinh dịch và tinh trùng chi tiết tại đây.

1.3 Chức năng

Những lớp màng của túi tinh có nhiệm vụ tiết ra một chất dịch làm trung hòa acid, được gọi là tinh dịch. Thành phần tinh dịch chứa nhiều fructose, cần thiết cho phản ứng sinh năng lượng của tinh trùng, và prostaglandin, giúp kích thích vòi trứng và tử cung co thắt để đẩy tinh trùng về phía trứng. Chất tiết này chiếm từ 60 – 70% lượng tinh dịch, tuy nhiên, số lượng này có thể khác nhau ở mỗi người cũng như số lần xuất tinh trong một ngày.


Chứa tinh dịch, một loại dịch trắng đục giống sữa.

 

Túi tinh có vai trò rất cần thiết trong sinh sản. Vì ngoài ảnh hưởng đến sự trưởng thành và khả năng di chuyển của tinh trùng, túi tinh còn có công dụng ức chế miễn dịch trong đường sinh dục  nữ.

2.Tinh hoàn:

Hai tinh hoàn nằm bên trong bìu, chịu trách nhiệm sản xuất tinh trùng.

2.1 Vị trí

Tinh hoàn là một trong những bộ phận quan trọng thuộc cơ quan sinh dục nam, nằm giữa dương vật và hậu môn và hình bầu dục.Tinh hoàn (Testicles) là cơ quan nằm bên trong da bìu; có hình dáng tròn như quả trứng. Mỗi tình hoàn của nam giới trưởng thành có thể tích từ 12 – 30ml; kích thước khoảng 4cm x 2,5cm.



2.2 Cấu tạo

Tinh hoàn sẽ bao gồm các mạch máu và các ống sinh tinh. Cánh nam giới bình thường có hai tinh hoàn, một bên phải và một bên trái, nặng khoảng 20g, dài khoảng 4 – 5cm. Tinh hoàn được bao phủ bởi một lớp bao xơ dày, có màu trắng gọi là bao cân trắng.

Trong bao cân trắng này, tinh hoàn được phân thành 200 – 400 tiểu thùy với mỗi tiểu thùy chứa 2 – 4 ống sinh tinh xoắn cuộn lại với nhau và được các vách xơ ngăn cách nhau. Đây cũng chính là nơi trực tiếp sinh ra tinh trùng.


Đánh giá tổng thể cấu trúc tinh hoàn nam giới, sẽ có 400 – 600 ống sinh tinh ở mỗi tinh hoàn nằm thành các vòng cung liên kết với nhau tại một đầu, trong khi đổ vào mào tinh ở đầu còn lại.

Giữa các ống sinh tinh là các tế bào Leydig và  các mạch máu thần kinh có chức năng tiết ra hormone testosterone (chiếm 95% testosterone trong cơ thể). Đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa hoạt động của các tuyến sinh dục phụ và sự phát triển của tinh trùng.

2.3 Chức năng và cơ chế sinh tinh

Tinh hoàn có chức năng thực hiện nhiệm vụ là tiết ra testosterone và sản xuất tinh trùng (cơ chế sinh tinh). Tinh trùng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sinh sản và duy trì giống loài, còn nội tiết tố nam testosterone có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển các đặc điểm sinh dục nam.

Tinh hoàn có chức năng tạo ra tinh trùng và phóng thích hormone testosterone vào máu.

Tinh hoàn thì cơ chế sinh tinh hoạt động như thế nào cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nam giới sẽ bắt đầu xuất tinh ở độ tuổi dậy thì. Tinh dịch thường có màu trắng đục, gồm 2 phần là tinh dịch và tinh trùng (chiếm 1% trong tinh dịch). Quá trình sản sinh tinh trùng cũng vô cùng phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn và phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố.

Ban đầu, tinh trùng được hình thành từ các tinh bào trong ống sinh tinh, sau đó di chuyển từ phần đuôi mào tinh đến ống dẫn tinh trong khoảng 2 – 10 ngày. Khi đi qua các tuyến khác, tinh trùng sẽ kết hợp với dịch trong túi tinh, tuyến niệu đạo, tuyến tiền liệt tạo thành hỗn hợp gọi là tinh dịch. Cuối cùng, toàn bộ hỗn hợp trên được tống ra ngoài thông qua niệu đạo dương vật. Tinh trùng sẽ tự phân rã và được biểu mô của mào tinh hấp thụ nếu bạn không xuất tinh.



Tinh hoàn được coi là "nhà máy" sản xuất ra tinh trùng. Mỗi ngày, hai tinh hoàn của một người đàn ông trẻ tuổi có khả năng sản sinh khoảng 120 triệu tinh trùng. Một lượng nhỏ được dự trữ trong mào tinh hoàn nhưng phần lớn tinh trùng được dự trữ ở ống dẫn tinh. Tại nơi dự trữ chúng có thể duy trì khả năng thụ tinh trong khoảng thời gian tối thiểu là một tháng.

Bên cạnh đó, tinh hoàn còn có một chức năng quan trọng khác là bài tiết hormon sinh dục nam (chủ yếu là Testosteron), quyết định các đặc tính của giới nam và điều khiển hoạt động của hệ sinh dục.

Quá trình sinh tinh bắt đầu ở tuổi dậy thì và tiếp tục diễn ra trong suốt cuộc đời của nam giới, thường giảm dần từ năm 40 tuổi trở đi.

3. Tuyến niệu đạo

Tuyến niệu đạo là một cơ quan có kích thước nhỏ nằm bên dưới tuyến tiền liệt. Tuyến niệu đạo là một bộ phận của hệ tiết niệu, nó là một ống dài nối từ bàng quang ra lỗ sáo (lỗ tiểu) để đưa nước tiểu ra ngoài. Ngoài ra nó còn có vai trò trong việc dẫn tinh dịch ra ngoài.



Chức năng chính của nó là tiết ra dịch nhờn trong suốt, giúp bảo vệ và bôi trơn tinh trùng, đầu dương vật và niêm mạc của niệu đạo trong quá trình quan hệ tình dục với bạn nữ.

Niệu đạo là một phần trong hệ tiết niệu, các tạng trong hệ tiết niệu liên quan mật thiết với nhau về cả giải phẫu và hoạt động chức năng.

Chức năng chính của niệu đạo ở cả nam giới và nữ giới là dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Nước tiểu có vai trò rất quan trọng trong việc đưa vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo ra khỏi cơ thể.

Riêng ở nam giới, niệu đạo còn đồng thời là đường đi chung của hệ sinh dục và hệ tiết niệu. Niệu đạo nam không chỉ có chức năng dẫn nước tiểu ra ngoài mà còn có vai trò trong việc dẫn tinh dịch ra ngoài (xuất tinh). Vì vậy việc quan hệ tình dục không an toàn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm niệu đạo ở nam giới và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Những điều cần lưu ý

Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài, việc vệ sinh không sạch sẽ sau khi đi vệ sinh sẽ là nguyên nhân chính gây lên bệnh viêm niệu đạo, đặc biệt ở nữ giới có hệ thống niệu đạo và những giai đoạn sinh lý tương đối đặc biệt Vì vậy để phòng tránh viêm niệu đạo cần Vệ sinh sạch sẽ để ngăn các vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào

Quan hệ tình dục an toàn: việc quan hệ tình dục không an toàn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc gây ra bệnh viêm niệu đạo.

Uống nhiều nước để đi tiểu nhiều hơn. Viêm niệu đạo thường gây khó chịu khi tiểu như tiểu rát, tiểu buốt, nóng,... điều này khiến nhiều người thường xuyên nhịn tiểu khiến cho bàng quang lưu trữ nước tiểu lâu và vi khuẩn xâm nhập vào sẽ có thời gian sinh sôi và tấn công. Việc đi tiểu có vai trò rất quan trọng là đưa vi khuẩn ra ngoài cơ thể.

4. Tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt (Prostate gland) là cơ quan nằm bên trong cơ thể, giữa gốc dương vật và trực tràng. Là đường dẫn đến hậu môn, nằm ngay dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo.

Tuyến tiền liệt là một cơ quan hình nón, với đáy ở phía trên và đỉnh ở phía dưới, có kích thước rộng khoảng 4cm, cao 3cm và dày 2,5cm.

Tuyến tiền liệt có chức năng tiết dịch, góp phần khoảng 60% thể tích tinh dịch; và có vai trong sự vận động và sức sống của tinh trùng. Dịch này cũng giúp nuôi dưỡng tinh trùng. Sau đó, niệu đạo, mang tinh trùng xuất ra ngoài khi nam giới đạt cực khoái, chạy qua trung tâm của tuyến tiền liệt.

Ở người trong độ tuổi từ 30 đến 40, tuyến tiền liệt có trọng lượng trung bình dao động từ 15 đến 20g.



Sau tuổi 45, thường có xu hướng phình to hơn. Tuyến tiền liệt nằm ở phía dưới của bàng quang và bao quanh niệu đạo tiền liệt. Dịch tiết của tuyến tiền liệt chiếm khoảng 60% thể tích tinh dịch và đóng góp vào sự sống của tinh trùng.

Chức năng chính là tiết ra một chất dịch được hoà với tinh dịch, giúp bảo vệ tinh dịch chống lại các tác nhân gây bệnh giúp cho tinh trùng hoạt động thuận lợi và tạo điều kiện cho sự thụ thai dễ dàng.

Chất dịch của tuyến tiền liệt được dương vật tiết ra ngay khi mới xuất tinh, cùng với đa số tinh trùng. So sánh với nửa sau của quá trình xuất tinh gồm ít tinh trùng hơn và nhiều tinh dịch, các tinh trùng được xuất ra kèm với chất dịch của tuyến tiền liệt có khả năng di chuyển tốt hơn, sống lâu hơn và có khả năng giữ gene di truyền tốt hơn.

Tuyến tiền liệt cũng có một số cơ trơn giúp đẩy tinh dịch ra ngoài trong quá trình xuất tinh.

Bạn xem thêm bài viết Bộ phận sinh dục nam thay đổi như thế nào ở tuổi Dậy Thì chi tiết nhất

>> Cùng chủ đề cấu tạo bộ phận sinh dục nam: Điểm G nam giới nằm ở đâu?

Vai trò chức năng tuyến tiền liệt đối với cơ thể con người

Tuyến tiền liệt bao gồm các nang ống tuyến và mô liên kết chứa nhiều sợi cơ trơn. Khi xuất tinh, các tế bào cơ này co lại và ép mạnh chất lỏng được lưu trữ trong tuyến tiền liệt ra niệu đạo. Điều này làm cho chất tiết từ các nang tuyến tiền liệt và tinh trùng, cùng với chất lỏng từ những tuyến khác kết hợp với nhau tạo thành tinh dịch.

1. Giúp sản xuất tinh dịch

Một phần tinh dịch được sản xuất ở tuyến tiền liệt. Dịch tiết từ các nang tuyến tiền liệt cùng với tinh trùng từ tinh hoàn, chất lỏng ở túi tinh và dịch tiết từ tuyến hành niệu đạo (có kích thước bằng hạt đậu bên dưới tuyến tiền liệt) tạo nên tinh dịch.

Ở nam giới, dịch tiết của tuyến tiền liệt rất quan trọng, không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tế bào tinh trùng mà còn liên quan đến khả năng sinh sản. Dịch tiết tuyến tiền liệt là chất lỏng màu trắng đục, chứa nhiều enzyme, được xem là kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) giúp tinh dịch loãng hơn.

2. Đóng niệu đạo khi xuất tinh

Trong quá trình xuất tinh, tuyến tiền liệt và cơ vòng bàng quang sẽ đóng niệu đạo để ngăn tinh dịch đi vào bàng quang.

3. Đóng ống dẫn tinh khi đi tiểu

Khi đi tiểu, các cơ ở vùng trung tâm sẽ đóng kín các ống của tuyến tiền liệt để ngăn nước tiểu đi vào ống dẫn tinh.

5. Ống phóng tinh

Ống phóng tinh (Ejaculatory ducts) dài khoảng 2cm; do ống dẫn tinh và ống tiết của túi tinh kết hợp lại tạo thành. Hai ống chạy chếch qua tuyến tiền liệt và đổ vào niệu đạo tiền liệt. Ống phóng tinh, ống mào tinh, ống dẫn tinh và niệu đạo hợp tác với nhau để hình thành đường dẫn tinh trùng từ tinh hoàn đến dương vật.

Ống phóng tinh là một bộ phận của cơ quan sinh dục nam, bắt đầu từ đáy tuyến tiền liệt đi xuống dưới và ra trước xuyên qua tuyến tiền liệt. Hai ống phóng tinh mở ra ở niệu đạo tiền liệt, ở đó, tinh dịch và dịch của túi tinh được tiết ra trước khi hiện tượng phóng tinh xảy ra.

Ống phóng tính là ông dẫn tinh trùng 


Cấu tạo

Ống phóng tinh dài khoảng 2cm. Tại chỗ bắt đầu của ống, ở mặt sau gần đáy tuyến tiền liệt, ống có đường kính khoảng 1,5 – 2mm nhưng sau đó nhỏ dần, đi trong tuyến tiền liệt theo hướng xuống dưới và ra trước để đổ vào trong niệu đạo bởi hai lỗ nhỏ nằm trên ụ núi, cạnh lỗ túi bịt tiền liệt.  



Chức năng

Chức năng chính của ống dẫn tinh và ống phóng tinh là chuyên chở tinh trùng trưởng thành và dịch túi tinh tới niệu đạo tuyến tiền hệt.



Xuất tinh xảy ra theo hai giai đoạn, giai đoạn xuất phát và giai đoạn tống xuất. Giai đoạn xuất phát liên quan đến hoạt động của một số cấu trúc của ống phóng tinh. Sự co bóp của tuyến tiền liệt, túi tinh và ống dẫn tinh đẩy chất lỏng vào niệu đạo tuyến tiền liệt.

Tiếp theo, tinh dịch được lưu trữ ở đây cho đến khi xuất tinh. Các cơ ở gốc dương vật co lại để đẩy tinh dịch lưu trữ trong niệu đạo tuyến tiền liệt qua niệu đạo dương vật. Sau đó sẽ tống tinh dịch ra ngoài qua lỗ tiểu. Xuất tinh được tống ra ngoài theo từng đợt, do chuyển động của các cơ đẩy nó.

Những cơn co thắt cơ này có liên quan đến cảm giác cực khoái cho nam giới. Tinh trùng được tạo ra trong tinh hoàn và đi vào ống phóng tinh qua ống dẫn tinh. Khi nó đi qua túi tinh, một chất lỏng giàu fructose sẽ kết hợp với tinh trùng.

Lượng tinh dịch được sản xuất và xuất ra trong quá trình xuất tinh tương ứng với khoảng thời gian mà nam giới được kích thích tình dục trước khi xuất tinh. Nói chung, thời gian kích thích càng dài thì lượng tinh dịch đi qua ống phóng tinh càng lớn.



>> Cùng chủ đề cấu tạo bộ phận sinh dục nam: Mối liên hệ giữa xuất tinh và cực khoái là gì?

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về giải phẫu cơ quan sinh dục trong nam mà bạn có thể tham khảo. Mong rằng bài viết trên đây của Galant có thể giúp nam giới hiểu rõ về cơ quan sinh dục của bản thân và có ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

    <<< Quay về Trang Chủ Giới Tính tại đây  

Bộ phận sinh dục nam (phần 2): bộ phận sinh dục nam bên trong
Bài viết cùng từ khóa có liên quan
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 comments:

Đăng nhận xét

Tôi biết bạn là người có học thức nên lời nhận xét của bạn:
- Là ý kiến của bạn về bài đăng.
- Nhận xét không tục tĩu.
- Hãy để lại nhận xét để khích lệ tác giả

Top