[Gia sư Thủy Nguyên] Hiện nay mất gốc toán là “hiện tượng” đang dần trở nên phổ biến và ảnh hưởng trực đến xếp loại học lực của các con qua từng học kì, ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích học tập của học sinh. Chính vì thế, qua hơn 13 năm chuyên giảng dạy cho các học sinh mất gốc toán, bài viết dưới đây thầy Đôn sẽ giúp các bậc cha mẹ, các em học sinh trả lời cho câu hỏi “cách học cho người mất gốc môn toán” hay “các vực lại hiệu quả cho học sinh mất gốc toán”và “học sinh mất gốc toán nên họcbắt đầu từ đâu” “làm thế nào vực được học sinh mất gốc toán”?.....vv với hàng nghìn câu hỏi tại sao về vấn đề cho học sinh mất gốc toán.
Bài đọc thêm: Lý do học sinh hiện nay mất gốc Toán nhiều là gì?
Dưới đây Thầy Đôn chia sẻ những lộ trình hầu hết các học sinh mất gốc toán áp dụng và đã thành công trong những năm Thầy Đôn giảng dạy. Với học sinh mất gốc môn Toán, cần lấy lại gốc Toán cần được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Ôn lại kiến thức nền tảng của năm học trước
Phương pháp học đầu tiên dành cho người mất gốc môn toán vững kiến thức là ôn
lại kiến thức nền tảng của năm học trước đó là kiến thức trọng tâm logic đến năm
học tiếp theo.
Không còn cách nào khác giúp lấy lại gốc môn Toán tốt hơn
cách học lại từ đầu. Học sinh nên học theo từng chương hoặc chuyên đề, phải nắm
vững các kiến thức nền tảng về các định nghĩa, định lý, các công thức, các lưu
ý trong sách giáo khoa…
Điều quan trọng nhất trong quá trình học là phải hiểu được gốc
rễ của nội dung kiến thức. Học để hiểu, không nên học thuộc, học vẹt vì sẽ rất
dễ quên và không đạt được hiệu quả cao. Sau khi kết thúc mỗi chương, học sinh
nên ôn tập lại kiến thức cũ trước khi chuyển qua kiến thức mới, tránh tình trạng
học quá nhiều một lúc. Thực hiện tốt bước này, có thể nói, học sinh đã đi được
70% chặng đường lấy gốc Toán.
- Bước 2: Xem trước nội dung kiến thức nền tảng của năm học mới
Phương pháp học tiếp theo dành cho người mất gốc môn toán vững
kiến thức là “cày vỡ ruộng mới trước” tức là học qua được trước nội dung
kiến thức nền tảng của năm học mới. Để có được phần kiến thức nền này, học sinh
cần bắt đầu “xây mới” những kiến thức tiếp
theo. Xem học trước nội dung sẽ học trong kỳ tới sẽ giúp học sinh hình thành tư
duy về kiến thức sắp học, kiến thức cần ôn lại để làm bàn đạp cho nội dung mới.
- Bước 3: Thực hành làm bài tập
Không có một bí quyết nào giúp học sinh mất gốc môn toán học
tốt hơn nếu không chăm chỉ. Các bạn học sinh mất gốc càng phải làm nhiều bài tập
hơn nữa so với những người bình thường khác.
Khi đã có lý thuyết, thuộc lý thuyết học sinh cần bắt tay
vào thực hành lý thuyết những bài tập ở dạng cơ bản trước. Biết và làm cách
xa nhau lắm. Hãy làm thật nhiều lần, luyện tập ở nhiều dạng bài khác nhau để
củng cố lại lý thuyết đã học, cũng là cách để ôn luyện và bổ sung kiến thức cho
mình. Đây là việc tại sao học với Thầy Đôn là làm nhiều bài tập nhất so với các
thầy cô khác. Việc thực hành nhiều bài tập thì sẽ giúp các em bước đầu “bớt sợ”
với môn Toán, “điêu luyện” hơn về phương pháp cùng kĩ năng làm bài, “dao
năng mài năng sắc” đúng không nào. Khi đã chắc chắn thành thạo ở những dạng
bài cơ bản, học sinh có thể thử sức làm những bài tập khó hơn, mức độ phức tạp
hơn để nâng cao khả năng của mình. Việc làm bài theo lộ trình từ thấp đến cao sẽ
tạo cảm hứng và mạch tư duy cho học sinh.
- Bước 4: Rút ra kinh nghiệm làm bài
Sau mỗi một dạng bài học sinh nên xem lại một lượt bài mình
vừa giải, rồi dựa trên những cách làm mình đã đưa ra, tìm xem phương pháp nào
thích hợp, tiết kiệm thời gian nhất. Bên cạnh đó, chúng ta nên ghi chú lại từng
dạng vào bên cạnh bài toán mình vừa giải để tiện hơn cho việc ôn luyện.
- Bước 5: Thái độ khi học Toán
Toán học là môn học khá khô khan với nhiều con số, hình học;
tuy nhiên, nó lại rèn khả năng tư duy logic vô cùng tuyệt vời. Hãy đam mê môn
Toán và cố gắng chinh phục bằng hết khả năng, cố làm chủ và vượt qua nó. Học
sinh cần có tinh thần tự học. Khối lượng kiến thức của chương trình toán khá lớn
học sinh về nhà cần phải tự lực học lại, làm lại những bài tập thầy cô đã dạy và
làm bài tập về nhà, đây là phương pháp tự học “nhai lại kiến thức” để “tiêu hóa thành của mình”.
Còn nữa, việc học toán cần giữ thái độ tập trung, hạn chế tối
đa việc sử dụng điện thoại hoặc làm việc riêng. Tuyệt nhiên không nóng vội, đốt
cháy giai đoạn bởi vì, học toán là cả một quá trình lâu dài, thường xuyên,
không phải cứ đến lúc kiểm tra, thi cử mới bắt đầu học, vừa không có kết quả lại
hại sức khỏe. Nếu gặp một bài toán khó, hãy giữ bình tĩnh, từng bước từng
bước tìm cách giải.
Các bạn hãy nhớ: “Không có cách học giỏi Toán cho người mất gốc hiệu quả nếu bạn không chăm chỉ học tập. Học sinh mất gốc Toán cần sự nhẫn nại và luyện tập giải Toán nhiều hơn so với các bạn khác.”
Luyện tập nhiều bài toán, đa dạng hình thức ra đề sẽ giúp bạn
củng cố lý thuyết đã học và bổ sung kiến thức. Đồng thời, bạn cũng cải thiện
đáng kể độ chính xác khi làm bài và thời gian hoàn thành bài thi.
Bạn nên làm bài theo
lộ trình từ đơn giản đến nâng cao để tạo cảm hứng và giúp cho tư duy mạch lạc
hơn.
- Bước 6: Lựa chọn môi trường học phù hợp với con
Bước này là phải dành cho các bậc cha mẹ, phải tìm tòi, … tôi
khuyên là nhanh nhất là hãy hỏi các cha mẹ đã có những con mất gốc toán học
ở đâu, học ở chỗ nào mà con đạt được điểm đó, hay là đã đỗ thừa điểm vào các trường
công lập đó… Đây là thông tin chuẩn nhất vì đã có kiểm chứng.
Môi trường tốt là gì? Người dạy phải khơi gợi được niềm đam
mê, trí tưởng tượng đối với mỗi học sinh khi học toán. Có các ví dụ thực tiễn sẽ
giúp người học hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề học tập, thay cho việc phải
tưởng tượng nó. Việc giảng dạy hiện nay ở các trường học đang mang tính chất
hình thức, khô khan. Cách tiếp cận vấn đề chưa thích hợp dẫn đến việc người học
phải tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, chưa đem lại hiệu quả cao hoặc PHÙ
HỢP với học sinh này, nhưng KHÔNG PHÙ HỢP với học sinh kia.
Tự học có vai trò quan trọng đối với học sinh ngày nay.
Nhưng đối với học sinh mất gốc toán, bạn cần có người hướng dẫn, có gia sư dạy
kèm môn Toán. Việc tìm kiếm được người dạy học có phương pháp dạy tốt rất cần
thiết, nhất là đối với những người kém về toán hay những học sinh bị mất gốc.
Lợi ích của hình thức học này giúp học sinh chủ động tiếp thu bài và tìm ra hướng đi đúng đắn cho việc họ của mình. Ngoài ra, việc tự học có sự hỗ trợ của gia sư giúp:
- Giảm thiểu sai sót khi áp dụng phương pháp giải và tăng hiệu quả học tập.
- Các em học sinh hoặc người lớn bị mất gốc không bị tự ti, thoải mái hơn trong học tập.
- Việc các em học sinh không giám hỏi bài giáo viên, bạn bè trên lớp thì có thể hỏi trực tiếp gia sư mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Trường hợp các em không chủ động hỏi, người gia sư vẫn có
phương pháp để biết được các em đang yếu, hổng ở đâu để lấy lại kiến thức cần lấy.
Với hình thức học này, gia sư đóng vai trò là người định hướng, hỗ trợ học
sinh. Gia sư cần phải tìm ra lộ trình học tập phù hợp, có kỹ năng sư phạm tốt
và nền tảng kiến thức vững chắc. Nếu bạn đang rơi vào tình trạng mất gốc môn
Toán, bạn nên tìm gia sư có đầy đủ các tiêu chí này.
Chính bởi những lý do nêu trên, các phụ huynh nên tìm hiểu
các trung tâm giáo dục, hay gia sư nào phù hợp để gửi gắm con mình “trăm sự
nhờ thầy” nhằm tìm lại gốc môn toán.
Hiểu được phần nào những lo lắng của học sinh và phụ huynh, thầy Đôn đã mở ra lớp dạy thêm môn toán để giúp các em học sinh MẤT GỐC TOÁN có thể học tập tốt hơn, thi đậu vào các trường công lập. Là giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong việc dạy kèm môn Toán tại khu vực Thủy Nguyên Hải Phòng, thầy đã giúp cho nhiều học sinh xóa bỏ nỗi lo lắng về môn toán, đặc biệt Thầy Đôn đã có giáo án riêng dành cho các em học sinh yếu kém, mất gốc môn toán . Thầy được nhiều thế hệ học sinh, phụ huynh yêu quý bởi tính cách năng động, thân thiện và phong cách giảng dạy: nhiệt tình, khoa học, dễ hiểu.
Với 6 bước học như trên mà Thầy Đôn đã chia sẻ, các phụ
huynh, các em học sinh áp dụng thì bệnh “mất gốc Toán” sẽ không còn là nỗi lo lắng
của các em học sinh khi tìm ra nguyên nhân và được định hướng phương pháp học
phù hợp. Chúc các em tìm thấy niềm say mê và học tốt môn Toán! Chúc các bậc phụ
huynh đang có con yếu kém, mất gốc Toán được nở nụ cười thật tươi!
Thầy Đôn chia sẻ
0 comments:
Đăng nhận xét
Tôi biết bạn là người có học thức nên lời nhận xét của bạn:
- Là ý kiến của bạn về bài đăng.
- Nhận xét không tục tĩu.
- Hãy để lại nhận xét để khích lệ tác giả