Tại sao phụ huynh "bất lực" với trẻ tiểu học?
Dân gian có câu “con cái là của để dành của cha mẹ” hay “hi sinh đời bố, củng cố đời con”. Đó là quan niệm của không ít người Việt Nam nói riêng và những người theo quan điểm Á Đông nói chung.Tất cả đều mong muốn con mình sẽ thành tài làm rạng danh dòng họ và là người có ích với xã hội.
Câu cửa miệng của trẻ và được coi như “thần chú” với trẻ làm không ít phụ huynh "bất lực" là “cô giáo con bảo thế”, “không phải như bố, mẹ nói, cô giáo con bảo khác”
Câu cửa miệng của trẻ và được coi như “thần chú” với trẻ làm không ít phụ huynh "bất lực" là “cô giáo con bảo thế”, “không phải như bố, mẹ nói, cô giáo con bảo khác”
Dân gian có câu “con cái là của để dành của cha mẹ” hay “hi sinh đời bố, củng cố đời con”. Đó là quan niệm của không ít người Việt Nam nói riêng và những người theo quan điểm Á Đông nói chung.Tất cả đều mong muốn con mình sẽ thành tài làm rạng danh dòng họ và là người có ích với xã hội. Đó là mong muốn chung và rất chính đáng của tất cả các bậc phụ huynh, song để đạt được điều đó thì mỗi phụ huynh tùy thuộc vào nhận thức và năng lực lại có những cách thực hiện khác nhau.
Nhưng có một thực trạng có thể nhận thấy là dù cha mẹ là những người được coi là có tri thức, có kĩ năng thì đôi khi vẫn gặp phải những tình huống, những giai đoạn mà họ nhận thấy con mình thật sự “ nổi loạn”,“ chống đối” và dường như thấy bất lực trong việc dạy con học dù kiến thức về lĩnh vực đó của phụ huynh rất tốt. Một trong những giai đoạn mà không ít phụ huynh thấy không thể kèm được con học đó là giai đoạn trẻ học Tiểu học.
Nhưng có một thực trạng có thể nhận thấy là dù cha mẹ là những người được coi là có tri thức, có kĩ năng thì đôi khi vẫn gặp phải những tình huống, những giai đoạn mà họ nhận thấy con mình thật sự “ nổi loạn”,“ chống đối” và dường như thấy bất lực trong việc dạy con học dù kiến thức về lĩnh vực đó của phụ huynh rất tốt. Một trong những giai đoạn mà không ít phụ huynh thấy không thể kèm được con học đó là giai đoạn trẻ học Tiểu học.
Ở giai đoạn này nhiều khi phụ huynh hay cáu và cảm thấy không thể dạy được con mình, kể cả phụ huynh có thể là giáo viên nhưng vẫn không thể kèm con học ở nhà, và dẫn tới tình huống mà chúng ta vẫn nói là “ dao sắc không gọt được chuôi”. Câu cửa miệng của trẻ và được coi như “thần chú” với trẻ làm không ít phụ huynh băn khoăn là “cô giáo con bảo thế”, “không phải như bố, mẹ nói, cô giáo con bảo khác”. Phụ huynh có thể giảng đúng về mặt kiến thức nhưng có chút sai khác với thầy cô thì trẻ cũng nhất mực không theo, điều đó làm phụ huynh ức chế và không thể dạy kèm con ở nhà, làm ảnh hưởng tới chất lượng học tập của trẻ ở nhà.
Vậy đâu là nguyên nhân và làm thế nào để phụ huynh có thể dạy kèm con ở nhà hoặc tìm gia sư cho trẻ có hiệu quả và trẻ nghe lời của người khác chứ không chỉ nhất mực tuân theo một cách máy móc giáo viên của trẻ ở trên lớp?
Xét về mặt tâm lí có thể thấy đây là lứa tuổi mà trẻ đang “thần tượng hóa” thầy cô giáo của mình, lời của thầy cô là chân lí. Một phần do quán tính của trẻ ở lứa tuổi Mầm Non vẫn còn, một phần do trẻ chưa có sự phát triển cao về tư duy phê phán do đó luôn coi những lời thầy cô nói là đúng, là chân lí và cha mẹ thì khó có thể thay đổi được chân lí đó. Không ít bậc phụ huynh đã nỗ lực thay đổi con mình nhưng họ đã nản chí và co xu hướng mặc kệ, bất lực với con.
Xét về mặt tâm lí có thể thấy đây là lứa tuổi mà trẻ đang “thần tượng hóa” thầy cô giáo của mình, lời của thầy cô là chân lí. Một phần do quán tính của trẻ ở lứa tuổi Mầm Non vẫn còn, một phần do trẻ chưa có sự phát triển cao về tư duy phê phán do đó luôn coi những lời thầy cô nói là đúng, là chân lí và cha mẹ thì khó có thể thay đổi được chân lí đó. Không ít bậc phụ huynh đã nỗ lực thay đổi con mình nhưng họ đã nản chí và co xu hướng mặc kệ, bất lực với con.
Để có thể dạy kèm con hiệu quả ở giai đoạn này, phụ huynh nên:
1- Rèn cho trẻ có thói quen tư duy tự phê phán, tiếp cận một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau.
2- Cho trẻ trải nghiệm và có cơ hội thể hiện những cách diễn đạt khác nhau để trẻ nhận thấy, có nhiều cách khác nhau để diễn đạt một vấn đề.
3- Tuyệt đối không nhất mực khẳng định bản thân là đúng và nói không tốt về thầy cô của trẻ để làm trẻ có những phản ứng tiêu cực với cha mẹ.
4- Cha mẹ cần tạo dựng niềm tin cho trẻ để trẻ có thể tin tưởng và chia sẻ cũng như chấp nhận những vấn đề mà cha mẹ có những diễn tả có sự sai khác so với giáo viên của trẻ.
5- Sự kiên trì để có thể dạy con.
Mong rằng, các bậc phụ huynh với tất cả sự yêu thương và quan tâm dành cho thế hệ tương lai, hãy là những bậc phụ huynh thông thái để song hành cùng con trong cuộc hành trình chinh phục đỉnh cao của tri thức.
0 comments:
Đăng nhận xét
Tôi biết bạn là người có học thức nên lời nhận xét của bạn:
- Là ý kiến của bạn về bài đăng.
- Nhận xét không tục tĩu.
- Hãy để lại nhận xét để khích lệ tác giả